Nền kinh tế số (digital economy)

Nền kinh tế số là những hoạt động kinh tế trực tuyến toàn cầu, những giao dịch thương mại trực tuyến và những tương tác chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên công nghệ thông tin. Nền kinh tế số còn có thể nói một cách tổng quát là nền kinh tế dựa trên những công nghệ số.

Kinh tế số so với kinh tế internet

Trong quá khứ kinh tế số còn được gọi là kinh tế internet, hay kinh tế mới hay kinh tế web do dựa trên sự kết nối internet. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học và những nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định rằng nền kinh tế số phát triển hơn và phức hợp hơn nền kinh tế internet, là nền kinh tế được định nghĩa đơn giản là những giá trị kinh tế được tạo ra từ internet.

Nền kinh tế số phản ánh sự dịch chuyển từ cách mạng công nghệ 3.0 sang 4.0. Cuộc cách mạng công nghệ 3.0 còn được gọi là cuộc cách mạng số, nói về những thay đổi xảy ra vào cuối thế kỷ 20 refers với sự chuyển tiếp từ điện tử analog và thiết bị máy móc sang những công nghệ số. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 xây dựng trên nền tảng cuộc cách mạng số như những công nghệ ngày nay tiếp tục kết nối từ thế giới thực với thế giới ảo.

Sự quan trọng của nền kinh tế số

Mặc dù một số tổ chức và cá nhân sử dụng công nghệ để đơn giản hóa việc thực hiện các nhiệm vụ hiện có trên máy tính, nhưng nền kinh tế số còn phát triển xa hơn thế nữa. Kinh tế số không chỉ đơn giản là sử dụng máy tính để thực thi những nhiệm vụ trước đây thực hiện thủ công hoặc bằng các thiết bị điện tử cũ. Thay vào đó, kinh tế số nêu bật lên những cơ hội và yêu cầu đối với các tổ chức và cá nhân phải sử dụng công nghệ để thực thi nhiệm vụ đó tốt hơn, nhanh hơn và khác hơn trước đây. Hơn nữa, kinh tế số phản ảnh khả năng tận dụng công nghệ để thực thi nhiệm vụ và cam kết trong các hoạt động mà trước đây là không thể. Ví dụ như những cơ hội cho những doanh nghiệp hiện hữu làm tốt hơn, nhiều hơn, khác hơn và mới hơn bao gồm luôn cả khái niệm chuyển đổi số.

Công nghệ số

Nền kinh tế số vượt xa hơn số hóa và tự động hóa. Thay vào đó, mô hình mới này bao hàm những công nghệ đa dạng tiên tiến và những nền tảng công nghệ mới. Những công nghệ và nền tảng đó bao gồm nhưng không giới hạn như: siêu kết nối, IoT, big data, phân tích ngữ cảnh, mạng không dây, thiết bị di động và phương tiện xã hội. Nền kinh tế số sử dụng những công nghệ này, cả riêng lẻ và đám đông, để thay đổi hoạt động trao đổi truyền thống sang những cách mới.

Doanh nhân trong nền kinh tế số

Hàng loạt doanh nhân nắm bắt những công nghệ thúc đẩy nền kinh tế số để thành lập những doanh nghiệp mới và những mô hình kinh doanh mới mà trước đây không thể hoặc đã có nhưng không có quy mô như hiện nay. Những doanh nghiệp mới này bao gồm cả những nền tảng chia sẻ như Uber và Lyft; nền tảng cho thuê nhà Airbnb; và dịch vụ nội dung theo yêu cầu như Netflix và Spotify.

Những ví dụ về chuyển đổi số

Có hàng loạt những ví dụ về những doanh nghiệp truyền thống chuyển đổi thành công trong nền kinh tế số. Ví dụ ngành bán lẻ, hầu hết nhà bán lẻ bắt đầu xây dựng websites để bắt đầu bán hàng trực tuyến. Trong khi cả thế giới càng ngày càng hướng đến nền kinh tế số, những nhà bán lẻ tiên tiến hiện nay tận dụng công nghệ để tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh tiếp xúc. Những nhà bán lẻ này sử dụng kênh bán hàng trực tuyến và ứng dụng điện thoại để nhận diện người mua bất kỳ lúc nào họ trên internet. Họ thu thập và phân tích hành vi duyệt xem web của khách hàng và bán dữ liệu cho những đối tác quan tâm hơn. Họ có thể sử dụng dữ liệu để tiếp xúc khách hành thông qua mạng xã hội, việc đó cho phép cung cấp dịch vụ tốt hơn và bán hàng nhiều hơn qua đó tăng sự trung thành của khách hàng với thương hiệu. Ý tưởng sử dụng công nghệ để liên kết trải nghiệm khách hàng thông qua những kênh tiếp xúc khác nhau và không gian mạng thường gọi là cách tiếp cận omnichannel hoặc đa kênh.

Một ví dụ khác của chuyển đổi số là John Deere, doanh nghiệp 179 năm phát triển và sản xuất thiết bị nông nghiệp ngày nay cũng tích hợp nền tảng dữ liệu để trợ giúp nông dân tối ưu hóa sản xuất.

Những nhà sản xuất xe cung cấp giải pháp thông tin giao thông trực tuyến và những thông tin yêu cầu bảo trì như Daimler Trucks North America và Detroit Connect Virtual Technician, cung cấp dịch vụ chẩn đoán xe tải từ xa, cũng là những minh họa sự cần thiết của chuyển đổi số trong nền kinh tế số.

Những làn sóng đột phá

Nền kinh tế số đã tạo ra những làn sóng đột phá. Những doanh nghiệp mới thành lập với những cách tương tác mới nổi bật. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp và nhiều ngành công nghiệp đã không làm được hay không thể gọi vốn khi dựa trên những công nghệ làm thay đổi hệ thống vận hành, nhằm xử lý việc bán hàng, sụt giảm thị phần và ngay cả việc phá sản hoàn toàn.

Những cửa hàng cho thuê nội dung bom tấn và những nội dung khác không thích ứng với công nghệ streaming đủ nhanh đã phải ngừng hoạt động. Ngành taxi hiện nay đang loay hoay để cạnh tranh để giành những khách hàng thích sự tiện lợi của Uber và Lyft. Kodak và những doanh nghiệp máy hình khác đã không chuyển sang định dạng số và nền tảng chia sẻ trực tuyến, đã phải nhanh chóng thu hẹp sản phẩm khi đối diện với làn sóng điện thoại thông minh và những nền tảng chia sẻ nội dung thay thế dần phim ảnh.

Tương lai của nền kinh tế số

Nhiều chuyên gia doanh nghiệp hàng đầu thống nhất rằng nền kinh tế số chỉ mới bắt đầu. Nhằm cạnh tranh trong những năm sắp tới, doanh nghiệp làm từ loại hình kinh doanh, đến dịch vụ dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, hay phi lợi nhuận và chính phủ, sẽ cần cả lãnh đạo và nhân viên có tinh thần đổi mới. Mọi nhân sự cần tận dụng những công nghệ mới nổi ngày nay, như IoT và phân tích ngữ cảnh, để kết nối tốt hơn với những khách hàng tiềm năng và hiện hữu và đáp ứng tốt hơn với hiệu quả và hiệu suất cao hơn. Xa hơn nữa, mọi nhận sự phải chuẩn bị để khám phá làm thế nào phát triển hoặc sử dụng những công nghệ nổi bật, hoặc những rủi ro chưa xem xét khi nền kinh tế số phát triển hơn nữa.

Theo TechTarget
https://www.techtarget.com/searchcio/definition/digital-economy

Leave a Comment